Chiến Binh Nửa Đoạn
Hồi kư trận Phan Rang
- Mũ Đỏ Nguyễn Hữu Triều
 
     Mỗi năm, vào tháng tư, niềm đau mất nuớc lại hằn lên tâm tưởng, những ai một thời là: Quân, Dân, Cán, Chính thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài niềm đau mất đi Tổ Quốc, mỗi nguời trong chúng ta, hầu như ai cũng bị ly tán, họăc mất đi: nguời thân, ruột thịt, bằng hữu, trong Quân đội thì mất đi cấp chỉ huy, đồng đội, các đơn vị Cán Chính thì mất đi đồng sự. Tôi viết hồi ký này nhân dịp tháng tư sắp đến để tưởng nhớ các Anh, những người con yêu quư của Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh/Sư Đoàn Nhẩy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, đă hy sinh vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Như đốt nén hương “Kính” dâng lên những người đă “Vị Quốc Vong Thân” đó là các Anh: Thiếu Tá Đặng Đ́nh Tựu, (Trưởng Ban Ba) Trung Úy Minh (mới ở bộ binh thuyên chuyển về, tôi không biết họ của anh) Trung Sĩ Nhất Thiện (Ban Truyền Tin) tôi cũng không biết họ của anh. Nén hương này nếu có thể, cũng xin “Kính” dâng lên Anh Linh tất cả quân nhân các cấp của Sư Đoàn Nhẩy Dù, cũng như Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, đă hy sinh v́ tổ quốc thân yêu “Việt Nam Cộng Ḥa”. Riêng Trung Tá Nguyễn Bá Trí, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh/ND, lúc bấy giờ tôi tưởng anh đă chết! Đến bây giờ, nhờ Đại Tá Nguyễn Văn Tường Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn/ND cho biết, anh vẫn c̣n sống và đang ở Việt Nam, người lính này xin được chúc mừng Trung Tá đă “Tai qua nạn khỏi.” Bài này, tôi hy vọng được như một tin báo, nếu có thể, thân nhân quý anh tôi nêu tên ở trên, biết được rơ sự hy sinh của các Anh.
     Hồi kư này viết lại diễn tiến kể từ khi Thiếu Tá Đặng Đình Tựu lệnh cho Ban Ba, chuẩn bị hành quân, bản thân tôi là người trong cuộc, cũng như trực tiếp chứng kiến những chuyện đă xẩy ra. Do thời gian qua đă lâu, làm quên đi phần nào chi tiết, nhưng tất cả nội dung là sự thật. Mặc dù tôi chỉ là quân nhân thuộc hàng: Hạ Sĩ Quan Binh Sĩ, nhưng tôi lúc nào cũng hănh diện v́ đă chọn đúng binh chủng để phục vụ đó là:
                                                        “Binh Chủng Nhẩy Dù”
     Thời gian qua thật nhanh, mới đây mà đă hơn ba mươi sáu năm, kể từ ngày tôi nhận được lệnh hành quân của Thiếu Tá Đặng Đ́nh Tựu thông báo cho Ban Ba, đó là ngày mùng ba tháng tư năm một chín bẩy năm (03-04-1975). Sau khi nhận lệnh, tôi cùng Trung Úy Hanh, trưởng Ban Hai Tiểu Đoàn lên Pḥng Ba Sư Đoàn nhận bản đồ hành quân. Lúc c̣n ở Pháo Đội Tác Xạ (C3) mỗi lần chuẩn bị hành quân th́ thật là bận rộn, vì có đại bác cùng đạn dược, biết bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh phải lo toan. Nhưng ở Pháo Đội Chỉ Huy (H1) th́ đỡ hơn nhiều, tôi thu xếp quân trang, chuẩn bị cho cuộc hành quân, trong tâm trạng hoang mang.
      Tất cả quân nhân Pháo Đội Chỉ Huy thuộc Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh/ND hành quân, do Trung Tá Nguyễn Bá Trí chỉ huy lên máy bay Không Quân/QLVNCH sáng ngày mùng sáu tháng tư (06/04/1975) tại phi trường Tân Sơn Nhất, sau đó đáp xuống phi trường Phan Rang, vào gần trưa cùng ngày. Sau khi xuống máy bay, quân xa tiểu đoàn chở chúng tôi vào chỗ đóng quân, khi đă ổn định xong chỗ ở, tôi đói bụng nên đi một ṿng t́m câu lạc bộ. Khung cảnh trong phi truờng chỗ tôi đi qua thật vắng lặng, tiêu điều, hầu như các đơn vị của không quân đă rút đi hết, chỉ để lại đơn vị pḥng thủ phi trường.
     Công việc của tôi trong bộ chỉ huy, là nhật tu bản đồ t́nh h́nh hoạt động mỗi ngày, của các đơn vị tác chiến báo cáo về Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn, sau đó Lữ Đoàn thông báo lại cho chúng tôi. Những ngày đó thật là yên lặng, cho đến ngày mười bốn tháng tư năm một chín bẩy năm (14-04-1975), Thiếu Tá Đặng Đ́nh Tựu lệnh cho tôi chuẩn bị để bàn giao.
     Sáng hôm sau, vào khoảng mười một giờ, ngày mười năm tháng tư (15-04-1975), một vị Đại Tá cùng hai sĩ quan Biệt Động Quân bước vào pḥng hành quân Tiểu Đoàn nhận bàn giao. Sau khi Trung Tá Trí bàn giao xong, Thiếu Tá Tựu lệnh tôi rời pḥng hành quân, nhận lệnh, tôi trở về chỗ ở của ḿnh, thu xếp

Nguyễn Hữu Triều và Nguyễn Văn Bột (y tá Nhẩy Dù)

quân trang cá nhân, chuẩn bị cho ngày rời phi trường Phan Rang.
     Sáng ngày mười sáu tháng tư, có một chiếc máy bay đáp xuống phi trường, khoảng chín giờ sáng, Trung Tá Trí lệnh cho mọi người trong Pháo Đội Chỉ Huy Hành Quân, chuẩn bị di chuyển đến chỗ máy bay đậu. Trong khi chúng tôi cùng quân nhân Lữ Đoàn 2/ND bắt đầu di chuyển tới chỗ đậu của máy bay, th́ địch quân khởi sự tấn công vào phi trường. tiếng súng AK bắt đầu nổ khắp nơi, cùng với tiếng nổ của súng lớn, đột nhiên tôi nghe có lệnh: “Tử thủ.” Tất cả quân nhân Dù mạnh ai t́m chỗ núp súng cầm tay lên đạn nghe: “Rốp Rốp” để chuẩn bị tử chiến, cùng lúc đó một chiếc xe “Jeep” chạy tới, trên chiếc xe này, có trang bị súng đại bác 106 không giật, người xạ thủ nạp đạn, hướng ṇng súng về phía địch quân giật c̣, nhưng bị trở ngại tác xạ ngay quả đạn đầu tiên. Thấy vậy mọi người, không ai bảo ai, cùng rời bỏ vị trí của ḿnh, chạy băng qua phi đạo. T́nh thế lúc bấy giờ thật là hỗn loạn, chạy được khoảng hai trăm mét, Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn bị lạc mất Pháo Đội Chỉ Huy cũng như Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 2/ND, do đó, Trung Tá Trí ra lệnh cho bộ chỉ huy dừng lại, để ông liên lạc với Lữ Đoàn. Bộ Chỉ Huy lúc đó c̣n sáu người: Trung Tá Trí, Thiếu Tá Tựu, Trung Úy Minh, Trung Sĩ 1 Thiện, tôi, Trung Sĩ Triều và Hạ Sĩ Lộc tài xế của Trung Tá Trí. Tất cả sáu người cùng đứng một chỗ với nhau, Trung Tá trí lệnh cho tôi: “Trung sĩ Triều, anh ra chỗ kia gọi máy liên lạc Lữ Đoàn.” tay ông chỉ ra chỗ cách ông khoảng ba hay bốn mét. nhận lệnh ông, tôi xách cái máy (*) vô tuyến nhận từ tay TS1 Thiện, sau đó tôi đi tới chỗ cách chỗ ông vừa chỉ, để gọi cho Lữ Đoàn, Hạ Sĩ Lộc cũng đi ra đứng với tôi. cùng lúc ông ra lệnh cho tôi, th́ ông cũng ra lệnh cho TS1 Thiện mở máy vô tuyến truyền tin, để ông liên lạc với hậu cứ.
     Tôi chuẩn bị gọi cho Lữ Đoàn th́ tiếng nổ vang lên, sau khi khói đen tan, tôi chỉ c̣n thấy Trung Tá Trí nằm im bất động, c̣n ba vị kia không c̣n vị nào nữa! (**) Trong lúc Lộc đứng đó chẳng biết làm ǵ, có lẽ v́ sợ, c̣n tôi, tôi mang cái máy truyền tin lại chỗ ông nằm, để cái máy truyền tin xuống bên cạnh ông, lay ông tôi gọi Trung Tá mấy lần, nhưng thấy ông vẫn không có phản ứng, tôi nghĩ ông đă chết, tôi nói với Lộc: “Có lẽ Trung Tá chết rồi.” Sau đó tôi và Lộc chào ông rồi chạy về hướng của các người lính thuộc các đơn vị khác đă chạy. Chạy được một lúc, Lộc và tôi gặp được một số quân nhân Dù, cũng có luôn hai Phi Công lái máy bay đáp xuống phi trường lúc sáng, để chuyển vận chúng tôi, bây giờ họ lại cùng chung số phận, cũng phải di tản đường bộ, như những người lính bộ binh.
     Không nhớ v́ lư do ǵ Lộc với tôi lạc họ, lúc này trên người chúng tôi vẫn mặc quân phục, tay vẫn cầm súng cá nhân M16, chúng tôi đi qua đàng sau một căn nhà, thấy có phơi quần áo, Lộc và tôi mỗi đứa lấy một bộ, chúng tôi cởi bỏ quân phục, mặc đồ dân sự mà chúng tôi vừa lấy. để “Balo”và giầy trận lại. Tôi nói với Lộc mở cơ bẩm súng lấy kim hỏa vất đi rồi kiếm bụi rậm dấu súng. Sau khi lấy kim hỏa vất đi cũng như dấu súng xong, tôi bàn với Lộc t́m đường ra bờ biển, Lộc đồng ư, chúng tôi bắt đầu đi, măi đến chiều tối th́ tới một làng tên Thanh Hải, làng này ở gần bờ biển. Từ làng này chúng tôi đi ra bờ biển, ra tới bờ biển, hai đứa t́m măi nhưng chẳng thấy chiếc thuyền nào, thất vọng, tôi với Lộc bàn nhau t́m chỗ ngủ rồi ngày mai tính sau. Lúc này chúng tôi đói lắm, t́nh cờ may mắn đến, Lộc và tôi gặp một người đàn bà trung niên, sau khi nghe kể hoàn cảnh, bà đă chúng tôi về nhà bà, cho chúng tôi ăn, cho chúng tôi ngủ qua đêm trong nhà của bà, đó là đêm mười sáu. Sáng hôm sau, bà đưa Lộc với tôi ra chợ, mua bún cho chúng tôi ăn, sau khi chúng tôi ăn xong, bà cho chúng tôi, mỗi đứa năm trăm đồng bà nói: “Hai cháu cầm lấy mua thuốc hút, con của d́ cũng như hai cháu, nhưng bây giờ không biết ra sao!? Chúc hai cháu về đến nhà gặp gia đ́nh”. Sau khi bà nói xong chúng tôi cám ơn bà cũng và hỏi bà đường đi, bà chỉ cho hai đứa tôi hướng đi tới quốc lộ 1. Tôi với Lộc đi theo huớng bà chỉ, đi được một lúc, hai chúng đổi ý đi tắt chéo qua ruộng. Chúng tôi đến quốc lộ 1 vào khoảng hai giờ chiều, trên đường đang có rất nhiều người khác đi bộ về hướng nam, cũng có nguời đi về hướng bắc, không hỏi th́ cũng biết họ là quân nhân của các quân binh chủng ră ngũ đang t́m đường về. Đi vào khoảng vài cây số, chợt nghe nhiều tiếng bom nổ, hỏi ra th́ biết mũi Cà Ná đang bị Không Quân Việt Nam Cộng Hòa oanh tạc, chúng tôi tiếp tục đi khoảng hơn cây cố nữa th́ bộ đội Cộng Sản chận lại, bắt chúng tôi đi ngược trở lại Phan Rang, đi nguợc lại khoảng vài cây số, chúng tôi gặp một làng tên Phú Quư Lộc và tôi vào kiếm nhà xin trọ qua đêm, v́ từ làng Phú Quư tới mũi Cà Ná chỉ có ruộng và làng người Chàm. Đêm đó chúng tôi được một người trong làng Phú Quư cho ngủ nhờ, cũng trong đêm đó, đêm mười bẩy rạng mười tám, có cuộc giao tranh tại khu đường rầy xe lủa, trận đánh rất lâu, đến gần sáng mới ngưng tiếng súng. Đến sáng, chủ nhà cho chúng tôi ăn, sau đó chúc chúng tôi về bằng an. Trước khi chúng tôi khởi hành, ông chủ nhà có nói với chúng tôi: “Đêm qua, lính Nhẩy Dù bắn họ chết nhiều lắm, vậy trong các anh ai là lính Nhẩy Dù th́ phải cẩn thận.” Sau khi nghe ông nói, hai đứa tôi cám ơn, rời nhà ông tiếp tục lên đường xuôi nam.
     Con đường thật là dài, nhưng Lộc và tôi cứ đi, nếu mệt, kiếm bóng mát cây bên đường ngủ một lúc, ai thức dậy trước thì đánh thức người kia dậy, sau đó tiếp tục đi. Về phần thực phẩm, chúng tôi phải ăn trộm khoai ḿ, và khoai lang do dân địa phương phơi trên quốc lộ, thủ lại để ăn dần, nói như thế chứ thực ra ai có bụng để ăn, chỉ là ăn cầm hơi để mà sống. Từ làng Phú Quý, hai chúng tôi đi tới chiều tối thì tới một xã nhỏ, nơi đây bạn hàng họp chợ buôn bán buổi tối, vì mỗi đứa có năm trăm nguời ân nhân ở làng Thanh Hải cho, Lộc và tôi vào mua thuốc hút, cũng như mua đồ ăn cầm hơi. Sau khi ăn và mua thuốc hút xong, tôi với Lộc rời chợ để tiếp tục đi. Lúc này trời tối nhưng nhờ có ánh trăng nên cũng dễ đi, thỉnh thoảng có đoàn quân xa khoảng chục chiếc của cộng quân chở binh lính cùng quân trang quân dụng của họ, chạy cùng hướng đi của với chúng tôi. V́ cố ư về nhà cho sớm nên chúng tôi ngủ rất ít, khi thức dậy là đi liền. Cứ thế hai đứa chúng tôi đi qua biết bao làng xã đến được Phan Rí Phan Lư Chàm. Lúc này trên đuờng có rất nhiều người mặc đồ dân sự như chúng tôi, mặt mày họ hốc hác, sự lo lắng cùng đói khát làm cho khuôn mặt mỗi người như mất đi sinh khí, không hỏi cũng biết là người cùng cảnh ngộ. Trên quăng đường quốc lộ 1 băng qua Phan Rí Phan Lư Chàm tôi nh́n thấy có nhiều nữ du kích, họ mặc đồng phục đen đi qua đi lại, có lẽ họ làm an ninh. Đi khoảng ba trăm mét tôi thấy khoảng một tiểu đội nữ du kich khác, họ bắt chúng tôi đi một bên đường, c̣n họ đứng bên kia ṇng chĩa về phía chúng tôi (tay họ cầm súng M16) tôi nghĩ, nếu có ai có hành động ǵ khác lạ, có lẽ tất cả sẽ là xạ trường tự do cho mấy mợ du kích này bắn, đoạn đường hồi hộp này rồi cũng qua. Đi được một lúc, chúng tôi nh́n thấy một khu nhà có Thánh giá trên nóc, tôi nói với Lộc: “Ḿnh vào đó xin đồ ăn và nghỉ một lát” Lộc đồng ư, thế là hai đứa cùng nhau đi vào. Riêng tôi nghĩ nhân tiện tôi cũng muốn xưng tội luôn thể, đoạn đường dài này biết sống chết thế nào!? Tại sao không dọn ḿnh để nếu định mệnh xẩy ra, th́ ḿnh cũng đă sẵn sàng. Khi vào trong, đă có một số anh đang ngồi nghỉ, tôi gặp một ông lớn tuổi, tôi nghĩ ông là linh mục nên hỏi ông để xưng tội, ông nói ông không phải linh mục, mà chỉ là Thầy ḍng, và ông nói với tôi: “Nếu anh muốn xưng tội th́ cứ vào nhà nguyện mà xưng, v́ ḿnh xưng tội với Chúa, với ḷng ăn năn cách trọn th́ Chúa sẽ tha tội.” Tôi nghe lời ông đi vào nhà nguyện, nhà nguyện chỉ cách đó khoảng mười mấy mét, c̣n Lộc ở lại cùng chỗ với mấy người mới gặp, ông thầy ḍng cũng đi với tôi vào trong nhà nguyện. Sau khi xưng tội xong, tôi cùng thầy ḍng này đi ra, khi ra tới ngoài cửa, nh́n tới chỗ Lộc đứng, tôi thấy một cán binh Cộng Sản mặc quân phục đầu đội nón cối, ngang hông đeo khẩu K54, đứng đàng sau cán binh này, có hai cán binh khác hai tay mỗi người họ cầm AK47 ṇng súng chĩa về chỗ Lộc và mấy người mặc đồ dân sự. Cán binh đeo khẩu K54 trên tay cầm tờ giấy, miệng hỏi: “Trong giấy này viết tên tám người tại sao chỉ có bẩy? C̣n người kia đâu?” Đột nhiên, một anh trong số người mặc đồ dân sự chỉ tôi nói: “Nó ḱa” rồi anh ta nói với tôi: “Mày đi đâu? Tới đây mau lên.” Tôi chẳng biết ất giáp ǵ, yên lặng làm theo lời anh ta. Cũng may cán binh cộng sản này không hỏi tên từng người, nếu hắn hỏi, có lẽ Lộc và tôi bị bể đĩa liền. Cán binh này nh́n tôi khoảng vài giây, sau đó nh́n thầy ḍng hỏi:
“Anh là ai?”
Thầy ḍng trả lời:
-Tôi là thầy ḍng.
Hắn lại hỏi:
“Anh làm ǵ ở đây?”
Thầy ḍng trả lời:
-Tôi coi nhà ḍng này.”
Hắn hỏi tiếp:
“Nhà này từ đâu ḍng có?”
Thầy ḍng trả lời:
-Nhà ḍng mua.
Hắn lại hỏi:
“Nhà ḍng lấy tiền đâu để mua?”
Thầy ḍng trả lời:
-Tiền do bổn đạo dâng cúng.
Nghe thầy ḍng trả lời vậy hắn nói:
“Nhà ḍng của anh bóc lột lao động của nhân dân, các anh là cường hào ác bá, cách mạng sẽ xử lư anh”. Sau đó hắn quay nh́n nguyên đám tám người chúng tôi nói: “Các anh đã lầm đường lạc lối theo Mỹ Ngụy, bây giờ các anh đă được giải phóng, cách mạng sẽ rộng lượng khoan hồng cho sự lầm đường lạc lối của các anh các, anh đi về đi, và nhớ lúc nào cũng phải đi tám người với nhau.” Sau một lúc tên này nói hươu nói vượn, sỷ vả giới lãnh đạo VNCH một cách thậm tệ nhưng tôi không muốn viết lên đây bởi vì “Khẩu thuyết vô bằng.” Khi rời nhà ḍng, hắn dẫn Thầy ḍng đi theo hắn.
     Chờ tên Cán binh này đi một lúc, tất cả tám người nhập bọn bất đắc dĩ chúng tôi cùng nhau rời nhà ḍng, mạnh ai nấy đi. Lộc với tôi tiếp tục cùng đi với nhau, con đường như ngắn lại dần với đôi chân của mỗi của mỗi người chúng tôi. Trên đường đi, tôi nhìn quanh quất thấy dân địa phương vẫn sinh hoạt bình thường, dọc theo hai bên quốc lộ chỗ nào có ruộng đồng, người dân vẫn làm ruộng, khi đi ngang qua mấy quận, làng, xã thì dân vẫn mở cửa hàng buôn bán. Thỉnh thỏang cũng có xe đ̣, xe khách chạy lên chạy xuống hai chiều bắc nam trên quốc lộ. Khi Lộc và tôi đến Phan Thiết, tôi nh́n thấy người dân ở đây sinh hoạt thật nhộn nhịp, h́nh như họ không cảm thấy chiến tranh ảnh hưởng tới họ, vẫn mở cửa hàng, họp chợ buôn bán. Hai đứa tôi tiếp tục đi qua khỏi Phan Thiết, lúc này chỉ c̣n tôi và Lộc đi với nhau, c̣n sáu người kia, tôi không biết họ đi đâu? Lộc với tôi tiếp tục đi, khoảng giữa trưa th́ có hai anh khác làm quen, sau đó cùng nhập bọn đi chung. Đi khoảng vài tiếng đồng hồ, chúng tôi gặp một ngă ba có bảng và mũi tên chỉ Quận Hàm Tân, chúng tôi tiếp tục đi, đến chiều tối, v́ quá mệt, bốn người chúng tôi vào một căn nhà bỏ hoang, bên cạnh đường để ngủ. Đêm đó, tôi nghe tiếng máy bay và tiếng súng đại liên “sáu ṇng” của Không Quân bắn rất gần về hướng ngă ba nơi có bảng chỉ Quận Hàm Tân mà chúng tôi đă gặp. Sáng hôm sau, tôi nh́n thấy trong nhà này có treo bản đồ nước Việt Nam, tôi không hiểu sao, có thể đây là trường hợp t́nh cờ dung ruổi, hay một sự may mắn nào đó, căn nhà này có treo tấm bản đồ. V́ làm ban ba, nên tôi cũng biết một ít về bản đồ, sau khi nh́n vào bản đồ, thấy có chữ Hàm Tân, rất gần với quốc lộ 1, tôi nói với Lộc và hai anh mới nhập bọn ư tưởng của ḿnh, tôi nói với họ: “Đêm hôm qua tôi nghe không quân bắn đại liên ở gần đây.” Sau đó, tôi chỉ quận Hàm Tân trên bản đồ cho họ xem, và nói với họ: “Tôi nghĩ quận Hàm Tân vẫn chưa bị chiếm, chúng ta nên đi trở lại ngă ba đường đi vào Hàm Tân th́ có thể về nhà sớm hơn, chứ đi thế này có lẽ họ chiếm xong Sài G̣n chúng ta cũng chưa về tới nhà!”
     Sau khi suy nghĩ, cả ba người đồng ư với tôi, tôi nói với họ: “Mỗi người trong chúng ta không ai có trách nhiệm ǵ với nhau, vậy nếu chúng ta đi chung với nhau, trên con đường này, chẳng may có chuyện ǵ xẩy ra cho bản thân ḿnh, xin hăy chấp nhận số phận của ḿnh, đừng làm phiền nhau.” Họ cũng đồng ư, thế là chúng tôi cùng nhau đi ngược lại ngă ba có bảng đề quận Hàm Tân. Khi bắt đầu đi vào con đường này, con đường rất nhỏ, có lẽ chỉ vừa cho hai xe “Lam” đi ngược chiều, dọc theo bên đường có rất nhiều cây to, tôi thấy nó âm u quá. Đi khỏang một tiếng, chúng tôi gặp một phụ nữ đi ngược đường đang gánh củi, khi đến gần bà tôi hỏi: “Bà ơi ở trong ấy có lính ǵ vậy?” bà ta nh́n chúng tôi vài giây không nói câu nào rồi bước đi. Chúng tôi tiếp tục đi khoảng muời phút gặp thêm một người nữa, tôi lại hỏi như người trước, nhưng ngừời này cũng không trả lời. Thấy không hỏi được ǵ, chúng tôi cứ liều mà đi. Chúng tôi tiếp tục đi khoảng hai tiếng đồng hồ th́ từ xa, chúng tôi nh́n thấy có lính, nhưng không biết là lính ḿnh hay Việt Cộng. Chúng tôi bảo nhau giơ hai tay để họ biết chúng tôi không có súng, sau đó vẫn tiếp tục đi tới, khi đến gần chúng tôi mới biết được họ là lính Địa Phương Quân. Tự nhiên trong ḷng tôi rất mừng, vì biết mình đă thoát, công sức mấy ngày qua, đă được đáp trả. Khi chúng tôi đến cách họ khoảng năm mươi mét, họ ra lệnh cho chúng tôi dừng lại, sau đó một người mặc quân phục, tôi không thấy đeo cấp bậc, có lẽ là trưởng toán ra hỏi chúng tôi là ai, sau khi nghe kể tự sự, anh ta bảo chúng tôi đợi, sau đó anh ta đi lại chỗ cũ bốc máy lên gọi, tôi không biết anh ta gọi đi đâu, sau khi gọi xong anh ta vẫy tay gọi chúng tôi lại rồi nói: “Các anh đợi ở đây, sẽ có xe đến chở các anh đi.” Khoảng hơn ba mươi phút sau, một chiếc xe “Dodge” chạy tới, chở chúng tôi tới chi khu Hàm Tân.
     Tại Chi Khu Hàm Tân, chúng tôi được gặp một ông Đại Úy, ông tên là “Hoa” Ông hỏi từng chi tiết về đơn vị, cá nhân, sau đó ông hỏi tôi về t́nh h́nh địch quân, tôi thấy sao nói vậy. Thời gian ông hỏi mỗi người chúng tôi cũng khá lâu, khoảng giữa trưa, ông đưa chúng tôi về nhà, đăi chúng tôi ăn cơm do vợ ông nấu. Ăn xong, ông đưa chúng tôi ra bến xe đ̣, ông trả tiền xe, sau đó ông nhắc chúng tôi nhớ tới tŕnh diện Tiểu khu B́nh Tuy, ông cũng dặn người tài xế xe đ̣ nhớ chỉ đường cho chúng tôi.
     Con đuờng từ Hàm Tân đến Bình Tuy khá xa, đường gâp gềnh nên xe chạy rất sóc, nhưng trong tâm tuởng tôi cảm thấy rất bình an. Đến bến xe đ̣ tại tỉnh B́nh Tuy, người tài xế chỉ đường cho chúng tôi đi tới Tiểu khu, sinh họat tại tỉnh Bình Tuy thật nhộn nhịp, vẫn tràn đầy sức sống, bốn người chúng tôi đi theo hướng chỉ của người tài xế xe đ̣ đi bộ về huớng Tiểu Khu, nhưng quanh quẩn thế nào, chúng tôi lạc ra bến thuyền, ở đây có rất nhiều thuyền, chúng tôi nói với nhau, đây là định mệnh đưa đẩy, vậy chúng ta xin quá giang thuyền về Long Hải, không đến tŕnh diện Tiểu khu B́nh Tuy nữa. Cả bọn đồng ư, chúng tôi đi đến một chiếc thuyền gần đó hỏi xin quá giang, người chủ thuyền này không cho, nhưng, cũng may mắn cho chúng tôi có một chủ thuyền khác, nh́n thấy sự việc xin quá giang mà bị nguời chủ thuyền kia từ chối. Ông bằng ḷng cho chúng tôi lên thuyền của ông quá giang. Một lúc sau thuyền đầy khách, bắt đầu rời bến, vừa ra đến trạm kiểm soát, có mấy người mặc quân phục, chận thuyền lại để hỏi giấy tờ tùy thân, chúng tôi không biết họ thuộc Quân Binh chủng nào, v́ giấy tờ tùy thân cá nhân của tôi, tôi đă hủy bỏ ở Phan Rang, biết làm sao bây giờ!? Nhưng ở đời có những sự việc xẩy ra, may mắn có, xui xẻo có, th́ lần này xẩy ra cũng là sự tốt cho chúng tôi. Trong lúc chúng tôi bị hỏi giấy tùy thân th́ trên thuyền có một ông mặc đồ giống như thuộc bộ “Dân Vận Chiêu Hồi” móc từ túi ra một cái thẻ, sau đó ông ta đưa cho người kiểm soát xem rồi nói: “Trên này không có ǵ, tôi bảo đảm.” Sau khi nghe xong người lính này xuống thuyền, thuyền rời trạm kiểm soát chạy ra biển. Thuyền chạy cách bờ biển khoảng hai ba trăm mét, chạy được khoảng nửa giờ, tôi nh́n vào bờ biển, thấy có một số lính mặc đồ hoa, đang đi bộ dọc bờ biển cùng hướng với chiếc thuyền chở chúng tôi, lúc đó tôi nghĩ có lẽ là người của Lữ Đoàn 2 Dù. Trời chấp choạng tối hôm đó, thuyền đưa chúng tôi tới Long Hải, chúng tôi lên bờ đi vào chợ, khung cảnh thật là ồn ào v́ người ở khắp nơi đổ về tỵ nạn. Tôi thấy quá đói bụng nên đánh bạo ghé vào chỗ một bà bán cháo xin tô cháo để ăn, sau khi nghe tôi xin, bà múc cho chúng tôi mỗi người một tô. ăn cháo xong, chúng tôi cám ơn bà rồi đi t́m chỗ ngủ, đi loanh quanh một lúc, chúng tôi t́m được chỗ nằm ngủ cũng gần với TV, lúc đó trên TV, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đang đọc diễn văn từ chức, mệt quá tôi ngủ lúc nào không hay, một giấc ngủ an lành mà tôi không có, kể từ hôm mười sáu tháng tư năm một chín bẩy năm (16/04/1975).
     Sáng hôm sau, sau khi thức dậy bốn người chúng tôi cùng bàn với nhau, đồng ư đi về Vũng Tàu. Tôi nghĩ ở Vũng Tàu có hậu cứ Tiểu Đoàn 6 Dù th́ dễ dàng cho tôi và Lộc đi về Sài G̣n hơn, c̣n hai anh kia thật ra, tôi chẳng biết họ là ai, thuộc đơn vị nào.
     Chuyện đời, có lẽ không ai biết được, chuyện ǵ sẽ xẩy ra. Bốn người chúng tôi cùng xin quá giang xe ra ngă ba Phước Tuy (tức là Bà Rịa), sau đó chúng tôi xin quá giang xe khác để ra Vũng Tàu. Khi xe đi đến cầu Cây Khế, th́ bị chận lại bởi Quân Cảnh cùng Lính Thủy Quân Lục Chiến, trong bốn người, họ chỉ hỏi giấy ḿnh tôi, tôi đang tŕnh bày cùng họ về hoàn cảnh của ḿnh th́ chiếc xe chuyển bánh, thế là tôi kẹt lại cầu Cây Khế, tôi năn nỉ cách nào họ cũng không cho tôi vào Vũng Tàu, lấy lư do lệnh của cấp trên trong binh chủng chuyển xuống nói: “Nội bất xuất, ngoại bất nhập.” V́ thế họ không thể cho tôi vào Vũng Tàu, tôi tiếp tục năn nỉ, sau cùng họ nói, họ chỉ làm theo lệnh, họ nói với tôi: “Binh Chủng Dù ở Long Thành, anh nên đi tới Long Thành.” Sau khi thấy không làm ǵ được, tôi băng ngang qua bên kia đường, đi bộ về hướng tỉnh Phước Tuy, lúc này tôi nghĩ đến anh Tâm, anh Tâm là anh rể họ tôi làm ở Quân Trấn tỉnh Phước Tuy.
Từ cầu Cây Khế đi trở lại Phước Tuy cũng khá xa, vào khoảng bẩy tám cây số ǵ đó! Khi đến Phước Tuy đi ngang qua một quán ăn, th́ bất ngờ tôi gặp Đại úy “Hoa” Thuộc Lữ Đoàn 1 ND, vị Đại úy này tôi có dịp làm việc chung lúc hành quân tại Thượng Đức thuộc quận Đại Lộc tỉnh Quảng Nam, lúc đó Lữ Đoàn 1 Dù do Trung Tá “Nguyễn Văn Đỉnh” chỉ huy và Trung Tá “Lê Hồng” chỉ huy phó cùng với Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh Nhẩy Dù. Gặp ông tôi giơ tay chào và nói: “Chào Đại úy” Thấy tôi chào, ông hỏi tôi: “Triều, mày đi đâu đây?” tôi trả lời ông: “Tôi bị tan hàng.” Sau đó tôi kể lại diễn tiến sự việc xẩy ra cho ông nghe, nghe xong ông mời tôi ăn ḿ. Sau khi tôi ăn xong, ông hỏi tôi cần giúp ǵ không, nghe ông hỏi vậy, tôi ngỏ lời nhờ ông đưa về Sai G̣n. Ông trả lời là ông không về Sài G̣n, chỉ về Tam Hiệp thôi, nghe vậy, tôi cũng đồng ư v́ Tam Hiệp có hậu cứ Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Nhẩy Dù là đơn vị cũ của tôi. Đến ngă ba Tam Hiệp tôi xin ông xuống xe, sau đó, tôi đi bộ vào hậu cứ Tiểu đoàn 3 Pháo binh. Vào đây, tôi gặp Trung Sĩ Đỗ Mạnh Hà, lúc trước thuộc pháo đội (A3) thuyên chuyển về (C3) chúng tôi quen nhau từ đó, Khi gặp nhau, nghe tôi kể ra hoàn cảnh, Hà đưa cho tôi năm trăm, cho tôi mượn bằng nhẩy dù tạm coi như giấy tờ tùy thân (v́ bằng nhẩy dù không có h́nh) để đi về Sài G̣n. Từ hậu cứ 3 Pháo ở Tam Hiệp, tôi đi xe “Lam” lên bến xe lửa Biên Ḥa, sau khi lên xe lửa tôi phải luồn lách để tránh mấy ông Quân Cảnh, cùng Cảnh Sát hỏi giấy tờ tùy thân, may mắn, tôi đă về đến nhà bằng an.
     Lời cuối, tôi xin được có lời cám ơn tới tất cả quư ân nhân, đă giúp đỡ tôi trong lúc khốn cùng, cũng xin lỗi chủ của bộ quần áo, mà tôi đă lấy tại Phan Rang, cũng như khoai ḿ và khoai sắn tôi lấy dọc đường, để ăn cầm hơi, cho tôi xin lỗi tất cả, v́ đă lỗi phép công bằng đến tài sản của quư vị. Có lẽ không bao giờ quư vị biết lời xin lỗi này của tôi, xin ơn trên xuống phúc, che chở cho tất cả quư vị cùng con cháu của quư vị trong mọi lúc, và tất cả những người đă làm ơn làm phúc cho tôi.
 
Nguyễn Hữu Triều C3 – H1.
Viết xong ngày 22/02/2012.

--------------------
(*) V́ không phải chuyên môn trong ngành truyền tin nên tôi không nêu tên loại (Model) của hai máy vô tuyến.
(**) Sau khi bài này đăng trên đặc san Tuổi Hạc Xuân Giáp Ngọ tại San Diego năm 2014, tôi vào đọc trang WebSite Nhẩy Dù có đoạn viết về cải mộ. Thiếu Tá Đăng Đ́nh Tựu được các người hảo tâm t́m thấy xác Ông, và Đại Úy Ngô Văn Khiêm Pháo Đội Trưởng A1, sau đó, họ đă chôn hai ông cùng với chiến hữu tên Trần Văn Sơn, vậy cũng mừng cho ba Ông đă ngủ yên và thân nhân của các Ông cũng biết được nơi ba Ông an nghỉ sau cùng.
 

Đôi gịng về tác giả:
Mũ Đỏ Nguyễn Hữu Triều, thuộc Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh/ND sau thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh/ND. Hiện đang ở San Diego, đă từng làm Hội Trưởng Chi hội San Diego hai nhiệm kỳ, lúc trước, mỗi nhiệm kỳ hai năm.2003-2005, 2005-2007. Sau khi thuyên chuyển về 1 Pháo, ông đă tham dự trận cuối cùng ở Phan Rang của Lữ Đoàn 2/ND cùng với Tiểu Đoàn1 Pháo Binh do Trung Tá Nguyễn Bá Trí chỉ huy và Thiếu Tá Đặng Đ́nh Tựu Trưởng ban Ba. Đây là hồi kư trận Phan Rang của ông.


Hải Quân Huỳnh Hữu Thuận và Mũ Đỏ Nguyễn Hữu Triều, tham dự
ngày lễ kỷ niệm Momorial Day
tại nghĩa trang tử sĩ El Camino,
San Diego, 2007.